ba bau và sinh đẻ là một quá trình tự nhiên của con ngưòi để bảo tồn nòi giống. Mặc dù là quá trình tự nhiên nhưng thực tế cho thấy, có nhiều dấu hiệu bất thường nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và con xảy ra trong khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể phòng tránh được các nguy hiểm đó nếu họ được cung cấp các kiến thức cơ bản về các dấu hiệu bất thường xảy ra trong bắt đầu có dấu hiệu mang thai, sau khi sinh, và hướng xử trí.
Một số dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trong khi mang thai và hướng xử trí: Thông thường, phụ nữ mang thai trong 9 tháng. Về chuyên môn, thời kỳ mang thai được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là 3 tháng đầu, giai đoạn giữa là 3 tháng giữa, và giai đoạn cuối là 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Mỗi giai đoạn đều có dấu hiệu bất thường nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai.
Trong 3 tháng đầu:
Có 2 dấu hiệu bất thường nguy hiểm mà các bà mẹ cần lưu ý:
Nghén nặng: Nghén là dấu hiệu suc khoe bình thường khi có thai và không phải xử trí gì. Thường biểu hiện là buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, thích ăn các thức ăn mà thường ngày không thích, có thể ăn nhiều hơn,… Các dấu hiệu này sẽ ít đi và hết hẳn khi thai được 3 tháng. Có trường hợp đến tháng thứ 4 mới hết. Mặc dù là dấu hiệu bất thường, nhưng có trường hợp nghén nặng, ví dụ như nôn quá nhiều sẽ gây mệt mỏi cho bà mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Nếu bị nôn quá nhiều, bà mẹ mang thai phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được tư vấn của cán bộ y tế.
Đau bụng và ra máu: Đây là những dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai. Đau bụng trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể do nhiều nguy nguyên như động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng… Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không có ra máu âm đạo thì nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Nếu dấu hiệu đau bụng không giảm thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng xử trí đúng của cán bộ y tế. Nếu đau bụng có kèm theo ra máu là rất nguy hiểm, không được chần chừ, đến ngay cơ sở y tế để khám, theo dõi, và điều trị.
Ra khí hư và ngứa âm đạo: Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo, âm hộ khi mang thai do thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Thường thì viêm âm đạo trong khi mang thai không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị triệt để thì bệnh kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu nặng thì có thể ảnh hưởng đến thai như đẻ non, sảy thai. Để tránh bị viêm, khi mang thai, các bà mẹ cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Khi có dấu hiệu viêm phải dùng thuốc. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả, và không ảnh hưởng đến thai, các bà mẹ không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị đúng.
Đái buốt hoặc đái rắt: Đây là dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai, thường gây khó chịu cho phụ nữ. Các bà mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có lời khuyên của cán bộ y tế.
Trong 3 tháng giữa:
Thường có một số dấu hiệu bất thường sau, các bà mẹ cần lưu ý:
Đau bụng và ra máu âm đạo: Cũng như trong 3 tháng đầu, đây là dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm. Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không ra máu, sau khi nghỉ ngơi không giảm, phải đến cơ sở y tế khám và theo dõi. Nếu đau bụng kèm theo ra máu thì đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.
Không tăng cân hoặc bụng không to lên: Thường thì trong 3 tháng giữa, sau khi các triệu chứng nghén đã giảm và hết, các bà mẹ ăn được, tăng cân nhanh và bụng to lên. Để phát hiện các dấu hiệu này, khi có thai, các bà mẹ phải kiểm tra cân nặng thường xuyên và đều đặn. Nếu không tăng cân hoặc bụng không to lên, thường do thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, cần đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân cụ thể.
Thai máy bất thường: Thường thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5. Thai máy đều hằng ngày. Các bà nên theo dõi thai máy. Nếu thấy có dấu hiệu thai máy bất thường như đang máy đều mà không thấy máy nữa, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Trong 3 tháng cuối
Đây là giai đoạn có nhiều dấu hiệu bất thường nguy hiểm thường xảy, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai như:
Nhiễm độc thai nghén: Nếu nhẹ thường có dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, nước tiểu có protein. Nếu nặng có thêm các dấu hiệu như đau đầu, mờ mắt, sản giật. Khi phát hiện ra bất kỳ các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Đau bụng và ra máu âm đạo: Đây là dấu hiệu nguy hiểm do rau tiền đạo, rau bong non, có thể gây dọa đẻ non. Nếu có dấu hiệu này phải đến ngay cơ sở y tế để khám và theo dõi.
Bụng to lên quá nhanh và có thể có khó thở do chèn ép: Dấu hiệu này thường gặp do dư ối, song thai, hoặc thai to ở bà mẹ bị đái tháo đường. Khi thấy bụng to lên nhanh khác thường, đề nghị các bà mẹ đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân cụ thể.
Một số dấu hiệu bất thường có thể xảy ra sau khi sinh và hướng xử trí
Hiện nay, thời gian nằm nghỉ của các bà mẹ tại cơ sở y tế sau khi sinh rất ít, thông thường từ 1-2 ngày. Việc theo dõi một số dấu hiệu bất thường sau khi sinh tại nhà là rất cần thiết. Nếu không phát hiện kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và trẻ.
Các dấu hiệu bất thường sau đẻ thường xảy ra trong thời gian từ sau khi sinh đến khi bà mẹ có kinh nguyệt đầu tiên. Thường giai đoạn này kéo dài khoảng 1-2 tháng sau đẻ, ta gọi là hậu sản. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường hay gặp trong thời kỳ hậu sản:
Sản giật sau đẻ: Sản giật sau đẻ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ. Sản giật sau đẻ thường có các triệu chứng giật, đau đầu, mờ mắt, lơ mơ, hoặc hôn mê. Nếu có một trong các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời.
Sốt và ra máu âm đạo kéo dài: Trong trường hợp này phải đến ngay cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và xử trí cụ thể. Thường sốt và ra máu kéo dài sau đẻ là do sót rau hoặc viêm niêm mạc tử cung. Nếu không xử trí kịp thì rất nguy hiểm đến tính mạng của bà mẹ.
Tắc tia sữa và áp-xe vú: Dấu hiệu này rất hay gặp. Tắc tia sữa nếu không xử trí tốt, sữa không thông dẫn đến viêm và áp -xe vú. Khi phát hiện tắc tia sữa thì phải thông tia sữa bằng các biện pháp dân gian như vắt hết sữa bị tắc, chườm nóng cho đến khi thông. Để tránh bị tắc tia sữa, mỗi lần cho con bú các bà mẹ nên cho con bú hết từng bên rồi mới chuyển sang bên kia. Nếu không bú hết thì phải vắt hết sữa. Khi có dấu hiệu viêm ở vú như sốt, sưng đỏ, đau… thì đến cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời.
Tử cung co kém và bế sản dịch: Thường trong 10 ngày đầu sau đẻ, tử cung co hồi tốt, mỗi ngày co hồi khoảng 1cm, để tống sản dịch ra ngoài. Nếu tử cung co hồi kém, sản dịch sẽ bị ứ đọng trong tử cung sẽ gây nhiễm trùng tử cung. Vì vậy, các bà mẹ nên vận động nhiều để tử cung co hồi tốt.
Bí đái kéo dài: Bí đái sau đẻ do mất trương lực cơ. Nhưng nếu kéo dài, khoảng 1 ngày, có cảm giác buồn đái nhưng không đái được, thì nên hỏi cán bộ y tế để có cách xử trí cụ thể. Để tránh bí đái sau đẻ, bà mẹ nên vận động sớm.
Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài gây khó chịu cho người mẹ và ảnh hưởng đến ăn uống và tiết sữa. Để tránh táo bón, bà mẹ nên ăn nhiều loại rau, hoa quả và uống nhiều nước. Nếu táo bón kéo dài thì phải dùng thuốc chống táo bón. Dùng thuốc nào cho đúng, đề nghị bà mẹ gặp cán bộ y tế để xin ý kiến.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau đẻ: Nguyên nhân có thể do tổn thương đường tiết niệu trong khi đẻ, hoặc do vệ sinh bộ phận sinh dục sau đẻ không sạch sẽ. Triệu chứng là đái buốt, đái rắt. Trường hợp này phải điều trị theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Hoa mắt, chóng mặt sau đẻ: Nhiều bà mẹ sau đẻ, do mệt mỏi và thiếu máu có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, sau đẻ các bà mẹ không nên kiêng khem, ăn uống và nghỉ ngơi đủ, có thể dùng thêm các vitamin tổng hợp để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Hiện nay có thuốc hepcinat – Thuốc điều trị viêm gan C rất hiệu quả, và thuốc vidatox – thuốc điều chế từ nọc bọ cạp xanh điều trị ung thư, cải thiện chất lượng sống.