Hiện tượng chóng mặt buồn nôn khi mang thai được xem là những triệu chứng rất đỗi bình thường trong thời gian thai kì. Nó khiến không ít chị em cảm thấy khó chịu, toàn thân mệt lã như làm việc quá sức hay thậm chí là dễ dẫn tới tình trạng trầm cảm, buồn phiền, mệt mỏi. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chính là yếu tố chủ chốt khiến cho bà bầu trở nên khỏe mạnh hơn. Song đây chỉ là những dấu hiệu sinh lý bình thường nên không có gì phải lo ngại để tránh ảnh hưởng không tốt tới thai nhi cũng như sức khỏe của chính người mẹ. Nhưng không phải là không có cách để giúp các mẹ tìm ra nguyên nhân cùng hướng khắc phục tốt nhất đề giảm bớt phần nào tình trạng khó chịu do cảm giác chóng mặt buồn nôn gây ra. Nếu tình trạng này trở nên trầm trọng và kéo dài thì cần thiết phải có sự thăm khám hay tư vấn từ bác sỹ đề phòng những chuyển biến bất thường.
Những cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai
Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, tốt hơn là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho… Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Hãy tạo thói quen ngủ dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi
Giảm buồn nôn khi mang thai bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời kì đầu, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh trong sạch. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay.
Mẹ bầu nên tăng cường trong bữa ăn của mình các thực phẩm như: gạo lức, khoai, ngô. Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.
Có thể các mẹ quan tâm: Cách cho con bú đúng cách
Ngô giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai. Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.
Folate cũng có hiệu quả trong việc giảm homocysteine (một loại amino axit làm tổn thương các mạch máu). Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.
Tránh xa các món gây buồn nôn
Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng. Mẹ bầu cũng nên tránh xa rượu, vì không chỉ có nguy cơ mang lại dị tật cho thai nhi, loại thức uống này còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.
Uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày
Mất nước có thể gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể làm bà bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ vì tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Do đó, mẹ bầu cần uống ít nhất 1,5 lit nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. Ngoài ra, cũng nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần. Các loại nước khoáng có gas có thể sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.