Mỗi người phụ nữ đều có hai buồng trứng, buồng trứng rất quan trọng đối với người phụ nữ. Đây là một cơ quan vừa nội tiết vừa ngoại tiết mang tính đặc trưng của phụ nữ. Khác với tinh hoàn ở nam giới nằm lộ bên ngoài thì buồng trứng của phụ nữ lại nằm ẩn ở bên trong khung chậu.

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO BUỒNG TRỨNG

 

Vị trí và kích thước buồng trứng:

 

Vị trí: Buồng trứng nằm ở hai bên hố chậu, nó có một mạch treo riêng gọi là mạc treo buồng trứng xuất phát từ lá sau của dây chằng rộng và dính và sừng tử cung bằng dây chằng buồng trứng.

 

Kích thước: Buồng trứng dài khoảng 3 cm, rộng 1,5 cm, kích thước và hình dạng của nó giống quả chà là. Trước tuổi dậy thì buồng trứng nhẵn và đều, sau tuổi dậy thì bề mặt buồng trứng trở nên xù xì do các sẹo khi nang trứng vỡ ra. Sau khi ngưỡi phụ nữ đã mãn kinh thì buồng trứng lại nhắn bóng trở lại.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/CTbu1ED3ngtr1EE9ngvograveitr1EE9ng_zps49500c86.gif

 

Bề mặt tự do của buồng trứng không có phúc mạc  bao phủ mà chỉ có biểu mô bề mặt. Phần buồng trứng dính vào mạc treo buồng trứng được gọi là  múm buồng trứng, các mạch máu và thần kinh đi qua mạc treo này.

 

Cấu tạo của buồng trứng:

 

Trên thiết diện cắt ngang buồng trứng cho thấy buồng trứng được chia thành vùng tủy và vùng vỏ.

 

Vùng tủy: Cấu tạo bởi mô liên kết thưa, chứa những sợi chun, sợi cơ trơn, động mạch xoắn và cuộn tĩnh mạch. Những thành phần trên tạo thành mô cương của buồng trứng.

 

Vùng vỏ:

+ Buồng trứng được phủ bởi một biểu mô đơn. ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô là biểu mô vuông đơn, về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.

 

+ Dưới biểu mô là mô kẽ cấu tạo bởi những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau, làm cho vùng vỏ buồng trứng có những hình xoáy đặc biệt.

+ Giáp với biểu mô buồng trứng, mô liên kết chứa ít mạch máu, nhiều sợi liên kết và nhiều chất gian bào tạo thành một lớp mỏng gọi là màng trắng.

 

Mô liên kết vùng vỏ buồng trứng chứa những khối hình cầu gọi là nang trứng. Mỗi nang trứng là một cái túi đựng noãn, ở thai nhi, trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, những nang trứng này gọi là nang trứng nguyên thuỷ.

 

Trong đời sống sinh dục của người phụ nữ, những nang trứng nguyên thuỷ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau và cứ cách 14 ngày trước khi thấy kinh, có một (đôi khi 2-3) nang trứng tiến triển tới mức chín (trưởng thành), vỡ ra và phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Phần còn lại của nang trứng đã mất noãn tạo ra một thể màu vàng gọi là hoàng thể.

– Hoàng thể (thể vàng): Trong khi trưởng thành nang trứng tiếp cận dần bề mặt buồng trứng  và cuối cùng đẩy trứng qua vết vỡ của nang tới tua vòi trứng đang chờ sẵn. Phần còn lại của nang trứng nhanh chóng biến đổi thành hoàng thể  mà chức năng là tiết ra các progestine và chuẩn bị viêm làm tổ của trứng khi trứng được thụ tinh.

 

– Bạch thể (thể trắng):  trong chu kỳ sinh lý tiến triển thì hiện tượng thoái hóa xuất hiện dần dần, cuối cùng hoàng thể thoái hóa thành bạch thể và bị hấp thụ đi trong khoảng 1 năm sau. Hiện tượng lên sẹo này giải thích cho bề mặt lồi lõm của buồng trứng ở những người phụ nữ trong tuổi sinh sản.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/ctbu1ED3ngtr1EE9ng_zpscda30745.gif

 

Ở các bé gái thì buồng trứng có nhiều nang trứng (ít nhất có trên 100.000) song ở phụ nữ trưởng thành thì chỉ có khoảng 400 – 500 trứng có thể phát triển thành nang trứng trưởng thành và có khả năng kết hợp với tinh trùng.

 

CẤU TẠO VÒI TRỨNG

 

Vòi trứng nối từ sừng tử cung tớ buồng trứng, vòi trứng trung bình dài khoảng 10 cm. Cả hai vòi trứng không chỉ đơn thuần tạo ra đường đi cho trứng vào trong buồng trứng mà các vòi này phải chuyển động để hỗ trợ cho trứng di chuyển bằng nhu động và cũng phải đủ dài để cho trứng có thời gian trưởng thành sau khi nó đã được thụ tinh trong đoạn bóng và trước khi nó sẵn sàng làm tổ trong tử cung. Vòi trứng  với buồng trứng được gọi là  “phần phụ” (các bộ phận dính vào) của tử cung.

 

Vòi trứng được chia làm 4 đoạn từ sừng tử cung đi ra như sau:

 

– Đoạn kẽ:  là đoạn tiếp nối giữa sừng tử cung và vòi trứng, đoạn kẽ chỉ dài khoảng 1 cm và là đoạn hẹp nhất của vòi trứng với đường kính dưới 1mm.

 

– Đoạn eo:  dài khoảng 2 cm và thẳng như một sợi thừng đường kính khoảng 1mm.

 

– Đoạn bóng: dài khoảng 5 cm  thành vòi mỏng và ngoằn ngoèo, đây có thể nói là đoạn dài nhất của vòi trứng. Đây là đoạn mà trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/ctvograveitr1EE9ng_zps2ab320b7.jpg

 

– Đoạn loa vòi trứng: dài khoảng 2cm đoạn cuối của nó nở ra với các tua để có thể hứng lấy trứng sau khi rụng. Những tua này luôn quét qua bề mặt của buồng trứng để bắt lấy trứng sau khi rụng và đưa vào trong lòng ống.

 

Bên trong lòng ống dẫn trứng có một lớp lót gồm những tế bào có nhung mao đan với những tế bào tiết không có nhung mao  hay còn gọi là “tế bào chốt”. Lòng ống dẫn trứng có rất ít hoặc không có lớp dưới niêm mạc. Biểu mô được sắp xếp theo một hình thái phức tạp với nhiều hình chung. Các nhung mao nằm trong lòng ống dẫn trứng có thể chuyển động theo một hướng là từ ổ bụng vào trong buồng tử cung. Chính những nhu động này giúp đưa trứng từ buồng trứng vào trong lòng ống và vào tử cung.

 

Như vậy, nếu như có sự cố hay trục trặc ở bất cứ đoạn nào của vòi trứng hay buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc khó thụ thai ở người phụ nữ.