Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bị làm sao? Cách xử lý trường hợp trẻ bị như vậy thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn cha mẹ chăm sóc sức khỏe trẻ đúng cách nhé.
1. Ho về đêm ở trẻ là gì?
Thông thường các trường hợp ho ở trẻ thường không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của những căn bệnh về đường hô hấp hoặc là do phản ứng của cơ thể với các tác động bên ngoài và bên trong cơ thể. Phản xạ ho sẽ giúp thông đường hô hấp, tống đờm hoặc loại bỏ thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng.
Trẻ bị ho là một triệu chứng phổ biến và rất hay xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng khi triệu chứng này kéo dài leien tục khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, sẽ gây ra sự lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
Viêm đường hô hấp đó là nguyên nhân chính gây ho ở trẻ, và trung bình mỗi năm bé có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần. Tuy nhiên, trường hợp ho ở trẻ sẽ khỏi trong vòng 10 ngày và có đến 92% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. Chỉ có 8% trường hợp ho kéo dài, liên tục từ 2 – 3 tuần trở lên và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tùy theo từng độ tuổi của trẻ.
Tình trạng ho nhiều về đêm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
- Trẻ ho nhiều làm giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển.
- Nếu tình trạng kéo dài mà không được xử lý, trẻ có thể bị suy nhược cơ thể hoặc gặp các vấn đề về hô hấp nặng hơn.
- Trẻ mất ngủ dễ cáu kỉnh, quấy khóc, ảnh hưởng đến cả cha mẹ và gia đình.
2. Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khiến không ít cha mẹ lo lắng vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để xử lý hiệu quả.
Trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một vài trường hợp mà chúng tôi đã tổng hợp lại được khi thấy trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao cùng xem nhé.
Viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ bị viêm họng, viêm mũi hoặc cảm lạnh thông thường. Chất nhầy từ mũi chảy xuống họng khi trẻ nằm ngủ gây kích ứng và dẫn đến ho.
Hen phế quản
Trẻ bị hen thường có triệu chứng ho kéo dài về đêm do đường hô hấp bị thu hẹp. Hoặc có thể ho do hen phế quản thường đi kèm tiếng rít hoặc khó thở.
Dị Ứng
Dị ứng với bụi, lông thú, phấn hoa, hoặc nấm mốc trong không khí có thể gây kích thích đường hô hấp, dẫn đến ho nhiều vào ban đêm.
Không khí khô lạnh
Môi trường ngủ quá lạnh hoặc khô có thể làm khô niêm mạc đường hô hấp của trẻ, gây ra ho.
Trào ngược dạ dày thực quản
Dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản khi trẻ nằm có thể kích thích họng, gây ho nhiều hơn vào ban đêm.
Yếu tố tâm lý
Một số trẻ có thể bị ho do căng thẳng hoặc thói quen, thường gặp ở các trường hợp trẻ lớn hơn.
3. Cách xử lý hiệu quả khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Có khá nhiều cách giúp bạn xử lý trẻ ho nhiều nhưng không sốt đạt hiệu quả cao. Bạn cần tham khảo qua các cách xử lý dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho bản thân nhé.
Giữ đường thở thông thoáng
Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong không khí, giúp làm dịu đường hô hấp. Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước khi ngủ để loại bỏ chất nhầy gây kích ứng.
Điều chỉnh môi trường ngủ
Đảm bảo phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, không có bụi bẩn, lông thú hoặc phấn hoa. Giữ nhiệt độ phòng ổn định, tránh để quá lạnh hoặc quá nóng.
Áp dụng phương pháp tự nhiên
- Mật ong và chanh: Dùng mật ong pha với nước ấm và chanh để làm dịu cổ họng. (Lưu ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi).
- Gừng: Cho trẻ uống nước gừng ấm giúp làm ấm đường hô hấp và giảm ho.
- Lá hẹ hấp đường phèn: Bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc giảm ho cho trẻ.
Massage ngực và lưng
Massage ngực và lưng cho trẻ bằng dầu nóng để làm ấm cơ thể và giảm triệu chứng ho.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, để làm loãng đờm và giữ ẩm đường hô hấp.
5. Phòng ngừa trẻ ho nhiều về đêm
Tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố môi trường đến các bệnh lý đường hô hấp. Để đảm bảo sức khỏe và giấc ngủ của trẻ, cha mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu, điều chỉnh môi trường sống và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Duy trì thói quen vệ sinh tốt
Rửa tay sạch sẽ cho trẻ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi chơi. Giữ vệ sinh nhà cửa, tránh để bụi bẩn và nấm mốc tích tụ.
Tăng cường sức đề kháng
Tiêm phòng đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi.
Kiểm soát môi trường ngủ
Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm. Đảm bảo trẻ được mặc quần áo thoải mái, phù hợp với nhiệt độ môi trường.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Dù tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt thường không nguy hiểm, nhưng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu:
Xem thêm: Trẻ ho về đêm thở khò khè là hiện tượng gì? Xử lý ra sao
Xem thêm: TOP 15+ cách làm giảm ho ban đêm hiệu quả cao nhất
- Ho kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè hoặc tím tái.
- Ho kèm theo nôn trớ nhiều hoặc giảm cân bất thường.
- Trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý hô hấp như hen phế quản.
Trên đây là những phân tích về trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho mọi người khi thấy trẻ nhà mình mắc các tình huống như vậy.