Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, vùng kín của chị em dễ bị tổn thương và bị viêm nhiễm. Vậy bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt thường do nguyên nhân gì? Cần phải làm gì để hạn chế bị ngứa vùng kín trong ngày đèn đỏ? Để giải mã chính xác chủ đề sức khỏe giới tính này mời bạn theo dõi bài phân tích sau đây.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có biểu hiện như thế nào?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày, tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ được coi là bình thường khi lặp lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32 đến 35 ngày. Vậy bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có biểu hiện như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có biểu hiện như thế nào?

Một chu kỳ kéo dài 3 đến 5 ngày hoặc từ 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường. Ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới 7 đến 10 ngày nhưng lượng máu kinh rất ít, cũng không có gì đáng lo ngại. Sự dao động nhẹ trong vài ngày vẫn được coi là bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ tháng trước kéo dài 28 ngày nhưng tháng sau lại kéo dài 30 ngày, điều này vẫn nằm trong phạm vi bình thường.

Mất chu kỳ một lần không cần quá lo lắng, có thể do căng thẳng hoặc tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vì sao bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt?

Ngứa âm đạo khi có kinh nguyệt có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ.
  • Nhiễm trùng hoặc nấm âm đạo.
  • Sự mất cân bằng vi sinh vật ở vùng âm đạo, như vi khuẩn hoặc vi nấm (ví dụ như candida), herpes, trùng roi âm đạo, gây viêm nhiễm, khí hư ra nhiều, thậm chí có mùi hôi, gây ngứa.
  • Nhiễm bệnh qua đường tình dục, như bệnh lậu, HPV.
  • Tình trạng căng thẳng trong cuộc sống, stress tinh thần khi làm việc.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín kém chất lượng hoặc không phù hợp.
  • Sử dụng thuốc đặt hoặc chất bôi trơn âm đạo.
  • Dị ứng với xà phòng, nước xả vải, sữa tắm và các chất hóa học khác.

Vì sao bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt?

Vì sao bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt?

Cần làm gì khi bị ngứa vùng kín vào thời kỳ đèn đỏ?

Khi gặp tình trạng ngứa vùng kín, điều quan trọng nhất mà chị em cần làm là điều chỉnh các thói quen hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu sau khi điều chỉnh các thói quen hàng ngày mà tình trạng ngứa vẫn kéo dài, đặc biệt có sự khí hư ra nhiều và mùi hôi khó chịu, chị em nên sớm thăm khám phụ khoa để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Cần nhớ rằng khi bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt, không nên gãi vì vùng da ở đây rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Sử dụng móng tay để gãi có thể làm tổn thương vùng kín, gây đau rát và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng là biện pháp hiệu quả nhất để giảm ngứa và duy trì sức khỏe của vùng kín. Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, phù hợp và sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín sẽ giúp giảm tình trạng ngứa một cách hiệu quả.

Trong các ngày kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh ít nhất 4-6 tiếng một lần để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, đảm bảo vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ.

Việc thăm khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa cũng rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện và xử lý nhanh chóng các vấn đề về sức khỏe phụ khoa, bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong tương lai.

Xem thêm: Trễ kinh 6 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân

Xem thêm: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, nguyên nhân là gì?

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu bị ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt nguyên nhân do đâu? Hy vọng những thông tin mà kienthucgioitinh.com.vn chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những kiến thức về sức khỏe giới tính này.