Tinh hoàn ẩn ở trẻ em là một bệnh lý không hiếm gặp, thường xuất hiện ở những trẻ sinh non hoặc có vấn đề ở thành bụng. Vậy tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết về chủ đề sức khỏe này mời bạn theo dõi bài phân tích và chia sẻ sau đây.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ em là bệnh lý gì?

Tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ em xảy ra khi tinh hoàn của bé trai không chuyển xuống bìu sau khi sinh. Đây là một dạng dị tật tinh hoàn, có thể dẫn đến việc cả hai tinh hoàn đều không xuống được bìu trong một số trường hợp.

Tỉ lệ xuất hiện của tình trạng này là khoảng 30% ở trẻ sinh non và 3% ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Thường thì, trước khi bé đủ 6 tháng tuổi, tinh hoàn tự động sa xuống bìu. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng mà vẫn không thấy tinh hoàn, cần xem xét điều trị hoặc tu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bé.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ em là bệnh lý gì?

Tinh hoàn ẩn ở trẻ em là bệnh lý gì?

Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không?

Nếu tinh hoàn không được hạ xuống bìu để giữ ấm, sự hoạt động bình thường của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiệt độ cao trong bụng sẽ không tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của tinh trùng, có thể gây ra các vấn đề như:

  • Vô sinh: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao có thể làm suy giảm chất lượng của tinh trùng, gây ra khó khăn trong quá trình sinh sản tương lai.
  • Nguy cơ ung thư tinh hoàn ở tuổi trưởng thành.
  • Xoắn tinh hoàn.
  • Thoát vị bẹn.
  • Tác động tâm lý.

Cách điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ em hiệu quả hiện nay

Quá trình tinh hoàn tự hạ xuống bìu thường diễn ra trong khoảng 3 đến 6 tháng đầu đời của bé. Nếu sau 6 tháng mà tinh hoàn vẫn không ở đúng vị trí, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu nhi để được kiểm tra và điều trị.

Thường thì các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phẫu thuật tinh hoàn ẩn để điều trị, vì đây là phương pháp có hiệu quả cao và bảo tồn chức năng của tinh hoàn. Việc thực hiện phẫu thuật nên được bắt đầu khi bé khoảng 1 tuổi. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn trong tương lai. Ngoài ra, việc tinh hoàn nằm trong bìu cũng làm cho việc phát hiện khối u ung thư trở nên dễ dàng hơn.

Như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác, phẫu thuật tinh hoàn ẩn cũng có thể gặp các biến chứng như chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật, hoặc tình trạng tinh hoàn ẩn tái phát, mặc dù hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lo lắng quá mức và nên tìm hiểu cách chăm sóc bé sau phẫu thuật để bé có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Cách điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ em hiệu quả hiện nay

Cách điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ em hiệu quả hiện nay

Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Chăm sóc bé sau khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo hiệu quả:

Xem thêm: Nổi hạch ở tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh lý nam khoa gì?

Xem thêm: Bệnh u nang mào tinh hoàn có gây vô sinh ở nam giới không?

  • Giảm đau: Sau khi hiệu ứng của thuốc gây mê dần mất sau 24 giờ phẫu thuật, bé cần được uống thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ và thực hiện các hoạt động gần gũi, quan tâm để giúp bé giảm đi cơn đau.
  • Vệ sinh cá nhân: Trong hai ngày đầu sau phẫu thuật, bé không nên tắm, thay vào đó, dùng khăn thấm nước để lau sạch cơ thể bé. Đảm bảo vết mổ luôn khô ráo và thoáng mát để tránh nhiễm trùng.
  • Chăm sóc vết mổ: Phủ vết mổ bằng băng gạc y tế mềm và kháng khuẩn để bảo vệ da nhạy cảm của bé. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ và thay băng gạc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Theo dõi màu sắc và mùi của vết mổ, nếu có dấu hiệu bất thường như rỉ dịch, chảy máu, hoặc vết thương không lành, hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo bé uống đủ nước và ăn uống đa dạng, giàu vitamin và đạm để hỗ trợ quá trình phục hồi và lành vết mổ nhanh chóng. Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A và kẽm đều có vai trò quan trọng trong quá trình này.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu tinh hoàn ẩn ở trẻ em có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin mà kienthucgioitinh.com.vn chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề sức khỏe giới tính này.